Không cho trẻ bú đúng cách hay bé có thói quen vừa bú vừa ngủ, núm vú cao su quá rộng đều có thể khiến trẻ bị sặc sữa. Vậy cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa đúng cách tại nhà như thế nào để có thể sơ cứu kịp thời, tránh gây ra những nguy hiểm đáng tiếc có thể xảy ra. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé:
Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa
– Trẻ đang bú đột ngột khóc thét, ho mạnh, mặt tím tái, sặc sụa.
– Sữa có thể trào qua mũi của bé, nét mặt của trẻ thay đổi đột ngột trở nên hốt hoảng, cơ thể có thể co giật.
– Nôn ra sữa hoặc kèm theo cả nước bọt và có thể có cả máu.
Cách xử lý trẻ bị sặc sữa đúng cách tại nhà
Các chuyên gia y tế cho biết các mẹ khi đang cho con bú gặp hiện tượng sặc sữa thì cần xử lý tại chỗ đúng cách. Sau đó, nếu trẻ vẫn có khóc thét, mặt tím tái cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để can thiệp điều trị kịp thời tránh gây ra những nguy hiểm khó lường, đe dọa tới tính mạng của trẻ.
Bước 1: Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa đầu tiên đó là khi thấy trẻ bị sặc sữa cần ngay lập tức làm thao tác hút thật mạnh vào mũi, miệng của bé. Việc làm này đơn giản nhưng sẽ giúp sữa theo đó ra ngoài, ngăn chặn sữa chảy vào khí quản gây tắc thở. Thao tác càng nhanh, mạnh sẽ đạt được hiệu quả cao.
Lưu ý: trong trường hợp nếu trẻ tắc thở, các mẹ bằng mọi cách kích thích để trẻ khóc và thở lại. Sau đó, không được chần chừ mà ngay lập tức phải đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để có thể cứu chữa kịp thời.
Bước 2: Sau khi tiến hành cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa ở bước 1, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu như ho, sặc sụa, mặt tím tái cần tiếp tục thực hiện theo các bước sau:
– Đặt bé nằm sấp ở trên tay. Tiếp đó, dùng bàn tay vỗ vừa đủ mạnh 6 cái vào lưng. Việc này sẽ giúp cho sữa trào qua đường miệng.
– Lật bé trở lại, sau đó nếu bé đã khóc cần đưa tới cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo an toàn.
Bước 3: Trong trường hợp nếu đã thực hiện đúng các xử lý nhanh khi trẻ bị sặc sữa ở trên mà trẻ có dấu hiệu ngừng thở cần cho bé nằm ngửa. Sau đó, sử dụng ngón trỏ ấn vào ngực đồng thời dùng ngón giữa ấn vào nửa dưới xương ức. Thực hiện liên tiếp trong năm lần sẽ tống sữa hiệu quả ra ngoài. Nếu chưa hết cần tiếp tục vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi sữa trào ra thì thôi. Đồng thời cũng không quên gọi 115 để đưa trẻ tới bệnh viện để theo dõi, xử lý đúng cách tiếp.
Tham khảo thêm: Mẹo dạy trẻ biết nói sớm cực hiệu quả, nhanh nhất & Bí quyết, mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh cực an toàn và hiệu quả.
Với những hướng dẫn cụ thể từng bước của cách xử lý trẻ bị sặc sữa đơn giản ở trên, các mẹ đã biết được phải làm gì khi trẻ bị sặc sữa rồi nhé. Việc tự trang bị và biết được cách xử lý khi trẻ bị sặc sẽ sơ cứu kịp thời bảo vệ hoàn toàn tính mạng cho trẻ.
Bài viết liên quan
- Những dấu hiệu bệnh đau dạ dày chính xác nhất
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm gì?
- Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm đầu và lưng cần làm gì?
- Trẻ bị sốt như nào thì cần đi khám bác sĩ?
- Mẹo chọn dưa bở thơm ngon, ngọt mát chuẩn nhất
- Những cách làm đẹp toàn diện với sữa chua cực hiệu quả
- Mẹo nhỏ giúp ngủ sâu giấc cho mọi người vào mùa hè
- Tác hại không tưởng của mì tôm mà bạn nên biết
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi