Bé yêu tè dầm khiến bạn lo lắng mặc dù những bé cùng trang lứa đã không còn tè dầm như bé nhà mình nữa. Đừng quá lo lắng vì với trẻ nhỏ chứng tè dầm hoàn toàn bình thường nếu như bé nhà bạn dưới 6 tuổi. Hãy cùng tìm hiểu xem vì sao bé còn tè dầm và khắc phục chứng tè dầm cho bé một cách hiệu quả nhất nhé.
Khắc phục chứng tè dầm cho bé
Bé tè dầm như thế nào là bình thường?
Nếu em bé nhà bạn dưới 5 tuổi mà vẫn tè dầm nhưng mức độ có giảm dần so với tuổi và sự phát triển thể chất, theo mùa hoặc do ăn uống thì đó được coi là bình thường. Thông thường chứng tè dầm được coi như là bệnh và cần phải lo lắng khi bé có những biểu hiện như sau:
- Bé tè ít nhưng số lượng lần đi tè lại nhiều và không thay đổi theo thời gian.
- Bé đi tè không chủ định ngay cả khi thức lẫn khi ngủ.
- Từ nhỏ tới 5 tuổi bé vẫn tè dầm với số lượng không thay đổi.
- Bé kêu đau hoặc vùng sinh dục có biểu hiện bất thường và việc tè dầm diễn ra thường xuyên.
Nếu bé không có những biểu hiện trên thì cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi bé tè dầm nhé. Còn nếu bé có những biểu hiện này cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để khám và tìm ra những nguyên nhân bệnh lý khi còn sớm. Nếu bé hoàn toàn bình thường thì việc quan trọng cần làm là giúp bé thực hiện một số thói quen trong sinh hoạt và thay đổi thói quen ăn uống cho bé giúp bé khắc phục tình trạng tè dầm ở trẻ:
- Ăn nhiều rau quả và cân đối lượng chất dinh dưỡng cho bé, không cho bé ăn quá nhiều canh trong bữa ăn.
- Hạn chế cho bé uống sữa hoặc nhiều nước sau 6 giờ tối, nếu bạn muốn cho bé ăn sữa thì có thể cho ăn sữa chua vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa hạn chế lượng nước vào cơ thể.
- Nhắc nhở bé đi tè thường xuyên.
- Đặt đồng hồ báo thức ban đêm và đánh thức bé dậy đi tè như một thói quen.
- Động viên khuyến khích bé khi có tiến bộ.
Một số mẹo chữa chứng tè dầm theo dân gian
1/ Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu)
- Cách làm và sử dụng: tang phiêu tiêu 4-12g, phá cố chỉ 4-12g, thố ty tử (hạt tơ hồng) 2-8g, đảng sâm 4-12g, ích trí nhân 2-8g, ba kích (dây ruột gà) 2-8g. Lấy tất cả nấu với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia ra 2 lần uống trước bữa ăn 10 phút. Thực hiện cách chữa tè dầm đơn giản này thường xuyên và sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả rất tốt đấy.
2/ Màng mề gà (kê nội kim) sao vàng, tán bột.
- Cách làm và sử dụng: Có thể dùng một bộ ruột gà (theo kinh nghiệm dân gian: con trai dùng ruột gà mái, con gái dùng ruột gà trống) rửa thật sạch, phơi khô, đốt tồn tính, mẫu lệ (vỏ con hàu nung) 24g, quế chi 24g, kê nội kim 1 cái phơi khô, sao vàng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-6g với nước ấm, vào lúc đói bụng.
- Bảo quản: Chỉ cần sao màng mề gà với lửa to cho tới khi thấy có màu vàng sẫm, vẩy vào một ít giấm, lấy ra đem phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, kín gió.
3/ Bong bóng lợn
- Để thực hiện mẹo chữa chứng tè dầm ở trẻ một cách hiệu quả nhất, bạn làm như sau:
– Cách làm và cách dùng: Bong bóng lợn 1 cái, rửa thật sạch, nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ, thêm ít hạt tiêu. Bỏ gạo nếp, lấy bong bóng lợn thái nhỏ. Tùy tuổi cho ăn ngày 1-3 lần, mỗi lần 20-50g vào lúc đói bụng.
4/ Gan gà trống (luộc chín), nhục quế (tán bột mịn).
- Cách làm và cách dùng: Hai thứ lượng bằng nhau, quết nhuyễn, làm viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần cho uống 5 – 15 viên tùy tuổi, ngày uống 2-3 lần với nước ấm vào lúc không no không đói quá.
Đối với trẻ nhỏ bị đái dầm nên hạn chế cho bé ăn những đồ ăn cay nóng, đồ có ga hoặc có chất gây nghiện vì thường không tốt cho thận của bé. Đồng thời cho bé uống nước theo giờ, uống theo lượng cụ thể chứ không cho uống nước bừa bãi. Có như vậy thì khi áp dụng các cách chữa chứng tẻ dầm ở trẻ mới có được hiệu quả cao nhất.
Xem thêm:
- Mẹo giúp bé có thói quen ngăn nắp gọn gàng
- Công dụng tuyệt vời của sữa mẹ cho bé
- Mẹo dạy trẻ biết lễ phép
Nếu bé có tiến bộ thì hãy khen bé kịp thời và không nên có thái độ quá khắt khe với việc tè dầm sẽ khiến bé căng thẳng. Chắc chắn tình trạng tè dầm của bé sẽ giảm dần trong thời gian sớm nhất. Chúc cha mẹ thành công với những mẹo vặt khắc phục chứng tẻ dầm cho trẻ nhỏ nhé.
Bài viết liên quan
- Tác hại không tưởng của mì tôm mà bạn nên biết
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
- Mẹo chọn Dứa ngon chuẩn nhất không chua không hóa chất
- Mẹo trị đầy bụng chỉ trong giây lát cực đơn giản
- Mẹo cắt móng tay an toàn nhất
- Mẹo tránh muỗi đốt vào mùa hè cực hiệu quả
- Tác hại khi trẻ bị thiếu canxi cha mẹ cần phải biết
- Mẹo trị cảm cúm không cần dùng thuốc
- Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi