Thời gian 9 tháng 10 ngày không phải là quá dài nhưng cũng không quá ngắn để mang thai và sinh ra một em bé chào đời. Quãng thời gian này có thể nói là đầy khó khăn vất vả, những thử thách trải nghiệm và cả những kỷ niệm đẹp cho mỗi bà mẹ. Vậy làm thế nào để có cách chăm sóc tốt nhất cho bà bầu để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh? Hãy tham khảo mẹo chăm sóc và chế độ cho người đang mang thai để có thêm kiến thức chăm sóc mẹ và bé một cách khoa học và đúng đắn nhất nhé.
Mẹo chăm sóc và chế độ cho người đang mang thai
Khi bạn đang mang thai hoặc người thân của bạn đang mang thai thì hầu như mọi kế hoạch và dự định đều xoay quanh việc lưu ý chăm sóc mẹ và bé sao cho khỏe mạnh nhất. Mẹ bầu cần những gì để có cơ thể khỏe mạnh nhất, em bé trong bụng phát triển tốt nhất? Đó là câu hỏi khó mà dễ để chăm sóc mẹ bầu tốt nhất.
Mẹo chăm sóc chế độ cho bà bầu qua từng giai đoạn phát triển thai nhi
Bào thai trong bụng cũng giống như một đứa trẻ khi sinh ra, có từng giai đoạn phát triển khác nhau và cần chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý. Vì thế việc nghỉ ngơi, ăn uống theo từng giai đoạn, nên ngày nào cũng cần có một lịch trình ăn uống nghỉ ngơi điều độ.
Giai đoạn đầu thai kỳ (3 tháng đầu): Giai đoạn này bạn bắt đầu trải qua những cuộc chiến “nghén” khổ sở, bởi đó là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu cơ thể con người có sự thay đổi lớn (một sinh linh bé nhỏ đang hình thành và phát triển trong bụng mẹ). Những hiện tượng nghén thường khác nhau và lúc nhiều ít cũng tùy cơ địa bà mẹ. Nhưng đa số thường nghén ở giai đoạn 5 tuần trở đi cho đến hết 15 tuần. Có những người nghén cho đến lúc sinh và cũng có những người không bị nghén chút nào.
Với giai đoạn này bạn cần có mẹo chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu
- Nghỉ bất cứ khi nào thấy mệt, nếu đi làm ở cơ quan, hãy thông báo với cấp trên việc bạn mang bầu và những lúc khó chịu hãy xin phép để được nghỉ ngơi. Về nhà hãy chia sẻ việc nhà với chồng hoặc những người xung quanh để được giúp đỡ.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý và ăn uống đầy đủ chất để cung cấp lượng dưỡng chất cần thiết cho hai người. Nếu bạn bị nghén hãy ăn những món mà bạn cảm thấy thèm (không độc hại như bia rượu, thuốc lá….). Hãy ăn bất cứ khi nào bạn cảm thấy đói, vì thường khi nghén thì không ăn được nhiều nên rất nhanh đói. Hãy mang theo sữa hoặc bánh khi đi làm để có thể ăn khi bạn đói (tất nhiên ăn một cách tế nhị).
- Nên ăn nhiều những thực phẩm giúp tác dụng bồi bổ và phát triển trí não cho em bé trong bụng như các loại thịt, rau quả và sữa, trứng. Nên tham khảo các thực đơn bổ dưỡng dành cho mẹ mang thai 3 tháng đầu để có những món ăn ngon và hợp lý nhất.
- Luôn có chế độ thăm khám thường xuyên khoảng 2 tuần đến 3 tuần 1 lần vì giai đoạn này cần theo dõi thường xuyên sự phát triển cũng như những biến chuyển của thai nhi. Cần khám xét ngay khi cơ thể cảm thấy quá mệt mỏi hoặc có gì đó bất thường (đau bụng, ra máu, tụt huyết áp….)
- Không sử dụng bất cứ chất kích thích nào và không tự ý uống bất lỳ loại thuốc nào, khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Không tập thể dục, hay mang vác các vật nặng trong giai đoạn này.
- Tránh những cú sốc tâm lý hoặc buồn chán, căng thẳng. Nếu bạn thấy quá mệt mỏi hãy xin nghỉ làm việc vài tuần để sức khỏe được ổn định. Hãy chia sẻ những khó chịu của cơ thể với ông xã hoặc cha mẹ, người sống cùng để nhận được sự giúp đỡ.
Giai đoạn giữa thai kỳ (3 tháng giữa): Giai đoạn này bạn đã bớt bị nghén và đỡ mệt mỏi hơn, cơ thể dần lấy lại sự cân bằng và bắt đầu cảm thấy quen khi có sự hiện diện của em bé ở trong bụng. Bạn hãy tiếp tục có chế độ bồi dưỡng và làm việc khoa học hơn để em bé cảm nhận được nhịp sống đang diễn ra cùng với mẹ. Bởi lúc này, em bé đang phát triển hoàn thiện hơn.
Do vậy giai đoạn này cần có những chế độ và cách chăm sóc hợp lý cho mẹ bầu
- Hãy đi làm trở lại nếu bạn thấy khỏe hơn và nên có chế độ làm việc phù hợp như nghỉ giữa giờ khoảng 15 phút để ăn nhẹ hoặc thư giãn. Về nhà bạn có thể làm những công việc nhẹ cùng với mọi người để cơ thể sảng khoái hơn, lao động hợp lý cũng là cách thể dục an toàn.
- Ăn nhiều hơn nếu bạn đã đỡ nghén, ăn thành nhiều bữa nhỏ, đủ dinh dưỡng và ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm. Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin và sắt, cân bằng các chất dinh dưỡng để không bị thừa thiếu nhóm dinh dưỡng nào nhé. Bạn cũng có thể tham khảo thực đơn cho mẹ bầu giai đoạn giữa thai kỳ.
- Thăm khám 1 tháng 1 lần để theo dõi cân nặng, nước ối và sự phát triển của con. Không làm việc quá sức và nếu thấy có hiện tượng mệt mỏi hay gì đó bất thường cũng cần thăm khám ngay.
- Tập thể dục cho bà bầu hoặc tập yoga cho bà bầu để cơ thể khỏe mạnh và đảm bảo tâm lý thoải mái. Hãy chia sẻ những khó khăn hoặc mong muốn của bạn với chồng hoặc người thân để được đáp ứng và giúp cho tâm lý vui vẻ.
Giai đoạn cuối thai kỳ (3 tháng cuối): Giai đoạn này bạn bắt đầu đối mặt với những bất tiện trong sinh hoạt, vì bụng bầu đã lớn. Nhưng vui hơn đó là em bé của bạn đang phát triển tốt và chuẩn bị hoàn thiện cho một công cuộc vượt cạn. Chính vì vậy bạn nên vui mừng và làm quen với những khó khăn cũng như chuẩn bị tâm lý cho việc nuôi con khi em bé chào đời.
Hướng dẫn tự chăm sóc mẹ bầu giai đoạn sắp sinh
- Nên làm những việc nhẹ nhàng, tránh làm những việc nặng quá sức cả ở nhà và ở cơ quan nhé. Nếu thấy mệt mỏi hãy xin phép để được nghỉ ngơi và sắp xếp lịch làm việc khi bạn khỏe lại. Về nhà hãy nhờ sự giúp đỡ của mọi người trong sinh hoạt bởi cái bụng to làm bạn khệ nệ và khó chịu.
- Ăn nhiều dinh dưỡng và hợp lý để em bé của bạn có đủ cân nặng chiều cao khi chào đời. Nên ăn nhiều bữa nhỏ và ăn khi bạn cảm thấy đói, lúc này em bé ăn nhiều nên bạn sẽ nhanh đói lắm. Cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm, thịt và sữa để cung cấp cân đối các chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Tránh ăn quá nhiều khiến bạn thừa cân nhé.
- Thăm khám thường xuyên để kiểm tra nước ối và việc xoay đầu của em bé. Em bé của bạn cũng đang chuẩn bị để có thể ra ngoài vì vậy bạn cũng nên chuẩn bị những thứ cần thiết cho lúc em bé chào đời như: tã, bỉm, quần áo…..
- Tập những động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc tập yoga cho bà bầu. Luôn có tâm lý thoải mái và nghỉ ngơi thật hợp lý. Bạn có thể cho bé nghe nhạc từ bây giờ vì bé đã có thể cảm nhận được tiếng mẹ và nghe được nhạc rồi đấy.
Mẹo chuẩn bị đồ dùng cá nhân lúc sắp sinh cho mẹ bầu
Khi bạn đã biết chắc chắn chuẩn bị thời gian vượt cạn gần đến, vậy giờ là lúc chuẩn bị những đồ dùng cá nhân và đồ dùng cho việc sinh nở. Nếu mang thai lần đầu, chắc hẳn bạn không khỏi bỡ ngỡ, do vậy meovat9 cho bạn một kinh nghiệm chuẩn bị đồ dùng cho mẹ bầu gần ngày sinh, đó là bạn nên chuẩn bị quần áo cho mình. Vì sinh xong bạn sẽ phải cho con bú, nên chuẩn bị một vài bộ thuận tiện cho việc cho em bé bú nhé. Ngoài ra mẹo giúp mẹ bầu khi mua đồ sơ sinh, là bạn nên đến những cửa hàng chuyên đồ sơ sinh, ở đó người ta có cả một danh sách để giúp bạn mua đầy đủ nhất.
Xem thêm:
- Mẹo tránh trầm cảm sau sinh hiệu quả
- Mẹo giúp bé sơ sinh ngủ đúng giờ
- Mẹo trị ho cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
Như vậy với những mẹo chăm sóc và chế độ cho người đang mang thai thì bạn đã phần nào có thêm những kiến thức chăm sóc mẹ bầu và thai nhi. Áp dụng chế độ chăm sóc hợp lý cho mẹ bầu cũng là cách bạn bảo vệ em bé một cách toàn diện. Hãy chăm sóc mẹ và bé khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu của thai kỳ. Đó là một quãng thời gian đẹp và đầy ý nghĩa với mỗi cặp vợ chồng. Chúc các mẹ bầu mạnh khỏe!
Bài viết liên quan
- Những dấu hiệu bệnh đau dạ dày chính xác nhất
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm gì?
- Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm đầu và lưng cần làm gì?
- Trẻ bị sốt như nào thì cần đi khám bác sĩ?
- Mẹo chọn dưa bở thơm ngon, ngọt mát chuẩn nhất
- Những cách làm đẹp toàn diện với sữa chua cực hiệu quả
- Mẹo nhỏ giúp ngủ sâu giấc cho mọi người vào mùa hè
- Tác hại không tưởng của mì tôm mà bạn nên biết
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi