Trẻ nhỏ thường nhạy cảm với thời tiết và cũng là mùa các bé dễ mắc bệnh do nhiễm lạnh. Nhất là những bệnh về đường hô hấp. Chính vì vậy việc giữ ấm cho bé vào mùa đông cực kỳ quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bé. Cùng xem chi tiết mẹo giữ ấm cho bé hiệu quả vào mùa đông để có thêm những kinh nghiệm trong việc giữ ấm cho bé cũng như chăm sóc sức khỏe cho bé một cách toàn diện nhé.
Mẹo giữ ấm cho bé hiệu quả vào mùa đông
Vì sao cần giữ ấm khi mùa đông đến?
- Chúng ta biết rằng nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt gió mùa, thời tiết thay đổi liên tục chứ không ổn định bởi vậy việc bắt chước các nước Nhật, hay Nga cho bé có sức đề kháng thì quả là không nên. Hàng năm như miền Bắc có đến 4 mùa khác nhau, mưa nắng thất thường nhiệt độ ban ngày có thể là 20 độ nhưng ban đêm đã xuống đến 10 độ. Chính vì vậy với quan niệm cho bé chịu rét để tăng sức đề kháng là sai lầm nhé.
- Trẻ nhỏ ở Việt Nam cần được chăm sóc tốt bởi khí hậu không ổn định nhất là vào mùa đông lạnh. Việc bảo vệ bé là hết sức cần thiết bởi cái rét thường kèm theo mưa và gió mạnh. Ủ ấm cho bé vào mùa đông cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Thực hiện cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông
Cần giữ ấm đôi tai
- Nếu theo quán tính khi tay bị bỏng thường cho lên sờ vào tai vì tai là nơi mát nhất của cơ thể. Chính vì điều này thì mùa đông cha mẹ nên bảo vệ và giữ ấm đôi tai cho bé bằng các loại mũ len hoặc chụp tai. Sao cho bé không bị lạnh đôi tai, đó chính là nơi dễ hứng gió vì thế bảo vệ đôi tai vào mùa đông lạnh cũng là cách chăm sóc sức khỏe cho bé một cách toàn diện.
Cần giữ ấm cổ cho bé
- Để thực hiện cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông hiệu quả nhất thì cổ là nơi rất quan trọng bạn cần lưu ý. Nếu đôi tai ảnh hưởng đến thính giác của bé thì cổ lại là nơi chứa các cơ quan thanh quản, thực quản, amidan,…. Vì thế việc làm đầu tiên khi mùa đông đến hãy mua những chiếc khăn ấm và quàng vào cổ bé giúp bé ấm áp hơn và tránh bệnh viêm đường hô hấp xảy ra.
Cần giữ ấm chân
- Nếu đôi tay có thể để ra ngoài thì đôi chân lại rất cần phải đeo tất và giầy cẩn thận bởi đôi bàn chân là nơi có chứa nhiều những huyệt quan trọng với sức khỏe con người. Vì thế để chân lạnh bé sẽ rất dễ bị cảm hoặc ốm. Hãy đeo tất và giầy cho bé cẩn thận khi mùa đông đến.
Mặc quần áo vừa phải
- Nếu thời tiết quá lạnh bạn nên mặc nhiều áo cho bé nhưng chú ý mặc không quá 4 chiếc áo bởi mặc quá nhiều sẽ khiến bé khó chịu và khó hoạt động. Hãy mặc những chiếc áo kín gió và ấm để đảm bảo sức khỏe và vận động của bé. Đây mới là mẹo giữ ấm cho trẻ đúng cách bạn cần lưu ý.
Cho bé ăn đồ nóng, uống nước nóng
- Khi cơ thể phải bỏ ra khá nhiều năng lượng để chống chọi với cái lạnh thì cha mẹ nên cho bé ăn những đồ ăn ấm áp để nhiệt trong cơ thể không bị mất đi đồng thời bảo vệ đường tiêu hóa của bé. Ăn đồ nóng cũng là cách giữ các chất dinh dưỡng trong thức ăn một cách tối đa. Khi đồ ăn nguội một số vitamin bị phân hủy vì thế ăn đồ nóng là cách giữ sức khỏe đồng thời giữ ấm hiệu quả cho cơ thể trẻ nhỏ.
Cho bé hoạt động nhiều
- Hoạt động cơ thể cũng là cách giữ ấm đúng cách cho trẻ. Đừng bắt bé phải ngồi lì một chỗ mà không hoạt động gì cả bởi điều này sẽ càng khiến bé bị lạnh nhiều hơn. Hoạt động vui chơi và thể chất chính là cách giúp bé bớt lạnh hơn trong mùa đông giá rét. Càng hoạt động nhiều cơ thể càng ấm lên nhưng cũng không hoạt động quá sức bởi nó sẽ làm bé bị mệt nhé.
Cần giữ ấm khi ngủ
- Khi ngủ nhớ giữ ấm cho bé bằng khăn quàng cổ và chiếc mũ mỏng giúp bé không bị lạnh đầu, lạnh đôi tai. Giấc ngủ ngon cũng là cách giúp bé tăng cường sức khỏe, lớn nhanh và có sức đề kháng tốt. Ngược lại nếu bé bị lạnh khi ngủ sẽ rất dễ bị ốm do viêm đường hô hấp, cảm lạnh….
Bên cạnh bài viết những mẹo giữ ấm cho bé vào mùa đông tốt nhất bạn có thể tham khảo thêm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong mùa đông
- Mẹo trị viêm họng cho bà bầu cực an toàn
- Thực phẩm kìm hãm chiều cao của bé
Với một số mẹo giữ ấm cho trẻ vào mùa đông bạn nên biết trên đây chắc hẳn các bậc cha mẹ đã an tâm hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé vào mùa đông rồi chứ? Trẻ nhỏ luôn nhạy cảm với thời tiết bởi thân nhiệt của trẻ chưa ổn định và hệ thống điều hòa thân nhiệt của bé cũng chưa hoàn thiện như người lớn. Cùng đó là sức đề kháng của trẻ còn non yếu vì thế hãy bảo vệ bé trước khi bé biết tự bảo vệ mình. Chúc các con mau lớn!
Bài viết liên quan
- Những dấu hiệu bệnh đau dạ dày chính xác nhất
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm gì?
- Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm đầu và lưng cần làm gì?
- Trẻ bị sốt như nào thì cần đi khám bác sĩ?
- Mẹo chọn dưa bở thơm ngon, ngọt mát chuẩn nhất
- Những cách làm đẹp toàn diện với sữa chua cực hiệu quả
- Mẹo nhỏ giúp ngủ sâu giấc cho mọi người vào mùa hè
- Tác hại không tưởng của mì tôm mà bạn nên biết
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi