Những kiến thức lựa chọn thực phẩm ngon và phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho gia đình là điều mà bà nội trợ nào cũng nên biết và tìm hiểu. Meovat9.com sẽ mang đến cho bạn mẹo phòng tránh ngộ độc thực phẩm giúp các bà nội trợ luôn an tâm khi lựa chọn thực phẩm và chế biến các món ăn ngon. Mang lại sức khỏe tốt cho cả nhà và an tâm hơn khi ăn uống nhé.
Mẹo phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Lựa chọn thực phẩm an toàn
Việc lựa chọn thực phẩm an toàn cũng là một trong những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hữu hiệu. Vậy cần lựa chọn thực phẩm an toàn như thế nào?
- Chọn thịt: Các loại thịt phải có màu tươi đặc trưng, không có mùi lạ, không lạnh, không có biểu hiện bơm nước. Thịt có độ đàn hồi tốt, ở thành phố nên mua ở những cơ sở có chứng nhận an toàn thực phẩm để đảm bảo nguồn thịt và chất lượng thịt an toàn.
- Chọn rau: Chọn các loại rau đúng theo mùa, tránh ăn rau trái mùa. Mua rau ở những cơ sở uy tín, chọn rau có màu xanh tự nhiên, không quá đẹp dễ có thuốc kích thích. Khi mua về cần nhặt sạch rồi khử ozon hoặc ngâm nước muối.
- Chọn hoa quả: Chọn những loại hoa quả vườn, mùa nào ăn quả đấy. Tránh mua các loại quả táo, lê, nho… của trung quốc. Nên trang bị những kiến thức chọn hoa quả trong nước, hoặc hàng nhập khẩu có uy tín. Khi mua về cũng nên khử ozon hoặc ngâm nước muối trước khi sử dụng.
- Chọn thực phẩm qua chế biến: Như miến, đồ hộp, mì, đồ đông lạnh….Chọn những loại thực phẩm này cần quan tâm đến uy tín của nhãn hàng và xuất xứ an toàn. Nên kiểm tra hạn sử dụng và bao bì còn nguyên vẹn.
Nguyên tắc chế biến thực phẩm phòng tránh ngộ độc
Nếu việc lựa chọn thực phẩm đã đạt tiêu chuẩn thì khâu chế biến thực phẩm cũng là một trong những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả nhất. Việc làm này đôi khi không được quan tâm lắm bởi nhiều người nghĩ rằng cứ chế biến theo ý thích hoặc sao cho tiện lợi là được. Chính vì vậy nên nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra một cách vô tình do sự không hiểu biết của chính người chế biến.
- Chế biến thực phẩm theo quy trình một chiều: Thông thường nếu có 1 bếp nấu người chế biến có thể vừa sơ chế thức ăn sống vừa nấu các loại thức ăn khác để tiết kiệm thời gian. Nhưng nếu vô tình bàn tay không được vệ sinh khi tiếp xúc với những thực phẩm sống sau đó lại tiếp xúc với thực phẩm chín thì nguồn bệnh chắc chắn bị lây lan. Bạn nên sơ chế đồng loạt thực phẩm sống cho sạch sẽ và để riêng chúng với nhau. Sau đó mới tiến hành nấu các món ăn. Đặc biệt thành phẩm món ăn đã chín phải để riêng và cách xa nơi chế biến thực phẩm sống để đảm bảo vi khuẩn không bị lây lan.
- Các loại thức ăn cần được nấu chín: Đặc biệt với các loại thịt nên ăn thịt chín hẳn, hạn chế ăn những món gỏi, tái hoặc tiết canh bởi nguồn bệnh sẽ không được tiêu diệt, thậm chí chúng có môi trường để hoạt động mạnh mẽ hơn.
- Nên khử trùng các loại rau củ quả: Nếu mua rau củ quả về chúng ta nên rửa sạch với nước, sau đó ngâm nước muối hoặc khử bằng máy ozon. Nếu ngâm nước muối xong bạn nên rửa lại bằng một lượt nước sạch nữa trước khi ăn. Đối với các loại rau ăn sống như xà lách, rau thơm….Nên khử trùng sạch sẽ và cẩn thận trước khi sử dụng nhé.
Tránh nấu các loại thực phẩm cấm kỵ với nhau
Những món ăn thông thường được kết hợp do sở thích hoặc ngẫu hứng với nhau. Hoặc vô tình chế biến chúng theo thói quen đã có. Chính những nguyên nhân này đã mang đến những vụ ngộ độc thực phẩm mà chúng ta không ngờ đến. Do đó, có kiến thức cơ bản về những loại thực phẩm, món ăn không được kết hợp với nhau khi nấu ăn chính là một trong những mẹo, bí quyết phòng tránh ngộ độc thực phẩm đơn giản mà cực quan trọng cần phải nhớ.
- Không nên ăn hoa quả sau bữa ăn: Nếu ăn hoa quả sau bữa ăn lượng đường trong bữa ăn và trong lượng hoa quả vừa ăn được tăng lên. Làm cho lượng đường huyết tăng cao, không tốt cho cơ thể. Mặt khác vitamin trong hoa quả sẽ hấp thụ không tốt ngay sau bữa ăn vì thế gây lãng phí. Điển hình như việc ăn hải sản + quả hồng, nho, lựu…(có chứa axit tannic kết hợp với protein có trong các loại hải sản thì sẽ bị đông lại và kết tủa, dễ tạo ra những chất khó tiêu hóa) sẽ gây tiêu chảy đầy bụng. Vì vậy nên ăn hải sản sau 4 tiếng mới nên ăn hoa quả.
- Thịt chó + uống nước trà: Trong thịt chó có chứa nhiều đạm, trong trà có chứa nhiều axit tannic vì vậy sau khi ăn thịt chó uống nước trà luôn thì hai chất này kết hợp lại với nhau làm tắc đường ruột, khó đi ngoài thậm chí táo bón nặng. Nếu các chất độc hình thành lâu trong ruột cơ thể sẽ hấp thu phần nào dẫn đến nguy hại cho sức khỏe về cả lâu dài…..Còn rất nhiều những loại thực phẩm không nên kết hợp với nhau (chưa link) mà các bà nội trợ có thể tham khảo để có thêm kiến thức cho việc nội trợ của mình nhé.
Bài liên quan:
- Mẹo khử mùi và làm sạch thực phẩm tươi sống
- Mẹo loại bỏ chất độc khi chế biến thực phẩm
- Mẹo đi chợ mua thực phẩm tươi sống
Trên đây là những mẹo phòng tránh ngộ độc thực phẩm đơn giản mà an toàn cho những bà nội trợ đảm đang. Mỗi người phụ nữ trong gia đình hãy nên trang bị cho mình những kiến thức về cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình bạn.
Bài viết liên quan
- Những dấu hiệu bệnh đau dạ dày chính xác nhất
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm gì?
- Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm đầu và lưng cần làm gì?
- Trẻ bị sốt như nào thì cần đi khám bác sĩ?
- Mẹo chọn dưa bở thơm ngon, ngọt mát chuẩn nhất
- Những cách làm đẹp toàn diện với sữa chua cực hiệu quả
- Mẹo nhỏ giúp ngủ sâu giấc cho mọi người vào mùa hè
- Tác hại không tưởng của mì tôm mà bạn nên biết
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi