Nỗi khổ của những bà mẹ bị tắc tia sữa sau sinh chắc chắn không thể dùng lời để miêu tả được. Chỉ có những ai trải qua thì mới có thể hiểu được nỗi khổ nhọc khi bị tắc tia sữa. Thông thường tắc tia sữa thường kèm đứt cổ gà, khiến bà mẹ bị đau và khó chịu. Cùng đó là em bé quấy khóc vì không bú được. Vậy làm sao để biết mình bị tắc tia sữa và nguyên nhân là gì, vì sao mình lại bị tắc tia sữa. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu bị tắc tia sữa ở bà mẹ sau sinh để có cách phòng tránh tốt nhất nhé.
Nguyên nhân và dấu hiệu tắc tia sữa sau sinh
Thế nào là tắc tia sữa sau khi sinh?
Hiện tượng tắc tia sữa sau khi sinh chính là hiện tượng tia sữa bị ứ lại ở ống dẫn sữa và không chảy ra ngoài được. Dần dần (khoảng 1 ngày) bắt đầu tạo thành hòn, cục và gây đau đớn do hiện tượng đông kết sữa. Trong lúc đó cơ thể mẹ vẫn tiếp tục sản sinh sữa và chảy ra ngoài, nhưng đến chỗ bị tắc nghẽn sẽ ứ lại ngày càng nhiều, cục sữa hay hòn sữa bị đóng kết ngày càng to làm chèn ép vào các tia sữa khác khiến cho mẹ có hiện tượng sốt cao và sưng nóng bầu vú.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc tắc sữa ở mẹ sau sinh
– Bạn bị cảm, bị nhiễm lạnh làm cho sữa khó lưu thông.
– Sau khi bé bú xong mẹ không vắt bỏ sữa thừa khiến sữa ứ đọng lâu ngày, lâu dần khiến sữa bị ôi và gây tắc nghẽn. Đây là nguyên nhân gây tắc sữa sau khi sinh phổ biến và thường gặp nhất.
– Do mẹ chưa cho con bú quen hoặc da núm vú mỏng nên bị đứt cổ gà, sau khi bú lại không vệ sinh núm vú đúng cách làm phát sinh vi khuẩn, vi khuẩn xâm nhập từ đầu vú vào ống sữa rồi gây tắc tia sữa tự nhiên.
– Do nhiều bà mẹ núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng quá hoặc to quá, khiến cho bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn mút đầu ti nhiều, càng cắn mút nhiều khiến hiện tượng nứt càng nặng hơn khiến mẹ đau, phản xạ không cho con bú hoặc cho bú ít. Cùng với việc bé bú thường xuyên nên không vệ sinh khiến vi khuẩn xâm nhập làm tắc và viêm tuyến sữa.
– Tinh thần không thoải mái làm can khí uất làm ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa bị ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung.
– Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị.
Dấu hiệu nhận biết hiện tượng tắc tia sữa sau khi sinh
Với những bà mẹ sinh con lần thứ hai trở đi thường có kinh nghiệm hơn những mẹ sinh con lần đầu vì thế thường biết cách phòng tránh. Khi có hiện tượng muốn tắc tia sữa là biết và điều trị kịp thời. Nhưng những bà mẹ sinh con lần đầu, chưa có kinh nghiệm nên thường để đau nặng gây sốt cao, đau nhức, mệt mỏi thậm chí phải can thiệp bằng kháng sinh hoặc trích mổ vùng vú.
Vậy nên các mẹ hãy chú ý và lưu ý những dấu hiệu cơ bản của hiện tượng tắc tia sữa sau khi sinh sau đây để có thể sớm xử lý, tránh hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con nhé:
– Bầu vú căng to hơn so với bình thường, con bú bình thường, sữa vẫn ra mà vú vẫn to hơn. Càng lúc càng to lên, có hiện tượng hơi đau bên trong. Đó là những biểu hiện đầu tiên của hiện tượng tắc tia sữa sau khi sinh mà bạn nên nhận biết để can thiệp kịp thời bằng cách khai thông ống dẫn sữa.
– Có cảm giác sốt, sưng to ở bên trong bầu vú, có u cục cứng, bầu vú căng, nóng đỏ, chạm vào là thấy đau, sữa không ra hoặc ra ít. Khi trẻ bú, có cảm giác sữa về nhiều nhưng không chảy ra mà chỉ nhỏ giọt.
– Thông thường chỉ bị tắc 1 bên vú chứ không tắc cả hai bên, vì thế bầu vú hai bên thường không bằng nhau một cách rõ ràng, nhìn bằng mắt thường cũng có thể nhận biết ra dấu hiệu tắc tia sữa sau khi sinh ở các mẹ.
– Nặng hơn nữa đó là viêm tuyến sữa do không điều trị kịp thời. Đa số gặp ở những người sinh con lần đầu. Vi khuẩn gây bệnh đa số là khuẩn cầu nho màu vàng kim và khuẩn liên cầu tính dung huyết ăn theo đường nứt ở núm vú (nứt cổ gà) hoặc đường tuần hoàn máu bị nhiễm. Trường hợp viêm nặng dẫn đến áp xe vú phải nhờ đến kháng sinh hoặc phẫu thuật để điều trị.
Cách phòng tránh và xử lý ban đầu khi bị tắc tia sữa
– Sau khi sinh xong, bạn nên day đầu vú cho mềm và lau sạch đầu vú để khi bé bú sữa được thông chảy hoàn toàn. Nên cho bé bú ngay 1 – 2h sau sinh để sữa non thông tia sữa, khi sữa về nhiều sẽ không bị tắc nghẽn.
– Trước khi cho trẻ bú mẹ nên lau sạch đầu vú, bé bú xong cũng dùng nước muối loãng ấm để lau và vệ sinh đầu vú.
– Khi vú bị đứt cổ gà càng phải chú ý vệ sinh sạch sẽ và vẫn cho bé bú bình thường, chỉ cần lấy nước muối loãng rửa hàng ngày, liên tục sẽ lành rất nhanh và không bị viêm nhiễm gì nhé.
– Vắt bỏ sữa thừa khi trẻ không bú hết. Thông thường với những người nhiều sữa, bé thường bú khi sữa về nhiều là bé sợ, dứt ra, hãy để ổn định rồi cho bé bú tiếp nhé. Đây là cách phòng tránh và xử lý hiện tượng tắc tia sữa sau khi sinh hiệu quả và an toàn nhất.
– Cho bé bú đều hai bên để đảm bảo tia sữa được thông hoàn toàn, nếu bên nào đó thấy to hơn nên kiểm tra để có những xử lý sớm nhất.
– Nên ăn uống đủ chất, không kiêm khem và có tinh thần thoải mái, vui vẻ làm cho bầu sữa luôn thông thoáng.
Khi thấy vú có hiện tượng sữa ra ít thì nên xoa bóp bầu vú cho sữa về đều nhau và dùng tay vắt hết sữa ra nếu bé bú không hết. Nếu bắt đầu thấy có hiện tượng vú không đều nhau do ứ sữa, nên dùng tay hoặc máy vắt cho hết sữa rồi kiểm tra xem có u cục bên trong hay không. Nếu có thì phải dùng những biện pháp như chườm nóng, hoặc xoa day, hút hoặc dùng những mẹo chữa tắc sữa cho bà mẹ sau sinh hiệu quả và nhanh chóng nhất kể trên để giảm thiểu tác hại của việc tắc sữa.
Đừng bỏ qua:
- Mẹo tránh trầm cảm sau sinh hiệu quả
- Mẹo giúp bé sơ sinh ngủ đúng giờ
- Mẹo chữa muỗi đốt cho bé cực an toàn
Với các nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh hiện tượng tắc tia sữa ở bà mẹ sau sinh đã được chia sẻ, hi vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm phòng tránh hiệu quả việc tắc tia sữa. Mẹ bị tắc tia sữa không chỉ mẹ khổ mà con cũng bị ảnh hưởng đấy nhé. Hãy giữ gìn bầu sữa mẹ quý giá – nguồn thức ăn duy nhất cho con khi mới sinh.
Bài viết liên quan
- Những dấu hiệu bệnh đau dạ dày chính xác nhất
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm gì?
- Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm đầu và lưng cần làm gì?
- Trẻ bị sốt như nào thì cần đi khám bác sĩ?
- Mẹo chọn dưa bở thơm ngon, ngọt mát chuẩn nhất
- Những cách làm đẹp toàn diện với sữa chua cực hiệu quả
- Mẹo nhỏ giúp ngủ sâu giấc cho mọi người vào mùa hè
- Tác hại không tưởng của mì tôm mà bạn nên biết
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi