Mì tôm (mì ăn liền) được coi là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhưng ít ai nghĩ đến tác hại của loại thực phẩm này khi sử dụng nó mặc dù có thể biết là nó không tốt. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những tác hại của mì tôm để có cách sử dụng tốt nhất cho sức khỏe cả gia đình bạn. Nhất là những đứa trẻ mì tôm cực kỳ nguy hại cho chúng đấy nhé!
Tác hại của mì tôm mà bạn nên biết
Mì tôm là loại thực phẩm cực kỳ khó tiêu hóa
Một nghiên cứu thực tế, bác sĩ đã sử dụng một chiếc máy quay có kích cỡ chỉ bằng một viên thuốc để biết những gì thực sự đang diễn ra bên trong dạ dày sau khi ăn mì. Kết quả cho thấy sau 2h ăn mì tôm thì trong dạ dày những sợi mì tôm vẫn còn nguyên hình dáng. Nếu là loại thực phẩm khác thì với thời gian 2h nó đã tiêu hóa ít nhất là 60% nhé.
Thiếu chất dinh dưỡng khi ăn mì tôm
Cùng với việc khó tiêu hóa thì mì ăn liền còn ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng mà bản thân nó lại không hề có những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, thay vào đó nó có chất bảo quản độc hại TBHQ (tertiary-butyl hydroquinone) khiến cho cơ thể không thể hấp thu những chất dinh dưỡng khác.
Ăn mì tôm làm hại gan và thận
Trong mì tôm có chứa nhiều muối natri làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gan, bệnh sỏi thận và các vấn đề về thận khác. Nếu một người thường xuyên sử dụng mì tôm trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về gan, thận gấp 4 lần người bình thường.
Ăn mì tôm dễ gây ung thư
Trong mì tôm có chứa nhiều hàm lượng bột ngọt. Vì vậy nó gây ra những biến chứng cho người sử dụng nhiều mì ăn liền cảm thấy bị dị ứng hoặc cảm giác nóng rát, đau đầu, đau ngực sau khi ăn. Và chính thành phần bột ngọt này cũng gây nguy cơ bị ung thư cao cho người sử dụng.
Ngoài ra mì tôm được đóng gói với chất bảo quản, chống đông và các thành phần khác có thể gây ra ung thư. Các thành phần đóng gói trong cốc chứa mì, túi đựng nước sốt, túi đựng mỡ có chứa chất dẻo và chất dioxin, đây là những chất gây ung thư trực tiếp ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong quá trình sử dụng.
Mì tôm chứa nhiều propylene glycol
Trong mì tôm cũng chứa nhiều chất propylene glycol, đây là chất giữ ẩm giúp ngăn ngừa mì khô. Chất này cũng được coi là những chất không tốt cho gan, thận và các bộ phận trong cơ thể như cấu tạo xương, không tốt cho tim mạch…
Cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng phụ nữ ăn mì tôm nhiều hơn hai lần một tuần có 68% khả năng rối loạn chuyển hóa, bao gồm cao huyết áp, béo phì, tăng hàm lượng chất béo trung tính, tăng đường huyết và giảm nồng độ HDL cholesterol (loại cholesterol có ích).
Xem thêm:
- Mẹo nhận biết tôm, gà bò bơm hóa chất
- Cách chế biến mì ăn liền đúng nhất
- Mẹo chữa nhiệt miệng khi bị nóng hiệu quả
Như vậy với những thông tin hữu ích về tác hại của mì tôm với sức khỏe mà bạn nên biết đã giúp bạn có hiểu biết rõ ràng hơn về loại thực phẩm này rồi chứ? Những nguy cơ bệnh tật do mì tôm mang lại không hề nhỏ cho sức khỏe con người. Chính vì vậy hãy bảo vệ chính mình và người thân hàng ngày với những lựa chọn thực phẩm thông minh nhất nhé.
Bài viết liên quan
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
- Mẹo chọn Dứa ngon chuẩn nhất không chua không hóa chất
- Mẹo trị đầy bụng chỉ trong giây lát cực đơn giản
- Mẹo cắt móng tay an toàn nhất
- Mẹo tránh muỗi đốt vào mùa hè cực hiệu quả
- Tác hại khi trẻ bị thiếu canxi cha mẹ cần phải biết
- Mẹo trị cảm cúm không cần dùng thuốc
- Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn
- Khắc phục chứng tè dầm cho bé yêu
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi