Đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên nếu các mẹ không chú ý, mồ hôi đổ nhiều có thể ngấm ngược vào da gây viêm phổi rất nguy hiểm. Vậy trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm nhiều ở đầu và lưng cần phải làm gì để khắc phục? Bài viết này Bé Bo xin chia sẻ kinh nghiệm cách chữa đổ mồ hôi trộm cho các mẹ tham khảo nha.

Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm
Cách xử lý khi bé bị đổ mồ hôi trộm
Khi bé thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm, việc đầu tiên các mẹ cần phải làm đó là theo dõi giấc ngủ của bé, thường xuyên dùng tay sờ lên vùng lưng, sau gáy của bé. Nếu thấy mồ hôi đổ nhiều cần dùng khăn xô lau khô, tránh tình trạng cơ thể ra nhiều mồ hôi, áo ẩm, thấm ngược vào da gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, khi bé bị đổ mồ hôi các mẹ chú ý tuyệt đối không được để quạt thúc trực tiếp vào người con, mồ hôi sẽ khiến bé yêu dễ bị cảm lạnh.
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm? Sử dụng lá đinh lăng chính là cách chữa đổ mồ hôi trộm dân gian cho trẻ nhỏ mà được nhiều người áp dụng và thành công. Để thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản, bạn có thể làm như sau:
– Chuẩn bị một nắm to lá đinh lăng, sau đó rửa sạch và để ráo nước. Tiếp đến cho lá đinh lăng vào chảo sao vàng, hạ thổ khoảng 10 phút. Bạn cho lá đinh lăng vừa sao vào giữa 2 miếng vải dày, rồi đặt dưới lưng và đầu cho bé. Sau một đêm đảm bảo bạn sẽ thấy sự cơ thể trẻ không còn dấu hiệu đổ mồ hôi trộm nữa nhé. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thực hiện phương pháp này liên tiếp khoảng 1 tuần cho dứt điểm.
– Lưu ý: Khi cho lá đinh lăng vào miếng vải, bạn nên nhặt bỏ các cẳng khô, cứng đi để tránh chọc vào người bé nhé.

Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm như nào là nguy hiểm?
Tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, tuy nhiên không phải lúc nào cũng là an toàn. Bởi đổ mồ hôi trộm được chia làm 2 trường hợp.
- Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm sinh lý: Quá trình trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh mẽ hơn ở người lớn. Chính vì thế mà thường hay đổ mồ hôi hơn. Bên cạnh đó, đổ mồ hôi còn có thể là do quá trình tự điều hoà thân nhiệt của trẻ nhỏ. Những trẻ bị đổ mồ hôi trộm sinh lý thường đổ mồ hôi chủ yếu ở vùng đầu, sau gáy và xảy ra trước giấc ngủ 30 phút và biến mất sau 60 phút. Tình trạng này không quá nguy hiểm tới sức khoẻ, nên các mẹ không cần quá lo lắng.
-
Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm do bệnh lý: Thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm và có thể kèm theo các dấu hiệu khác như: Rụng tóc, trẻ quấy khóc, khó chịu, hay bị sổ suýt,… Lúc này các mẹ cần cho bé đi khám để biết chính xác bé yêu đang gặp vấn đề gì với sức khoẻ nhé. Một số bệnh lý liên quan tới vấn đề đổ mồ hôi trộm các mẹ nên biết như:
– Trẻ bị thiếu Canxi: Bên cạnh việc đổ mồ hôi trộm, trẻ nhỏ còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như: Hay quấy khóc đêm, ngủ hay vặn mình, hay bị ọc sữa, rụng tóc hình vành khăn sau gáy,…. Hậu quả của việc trẻ sơ sinh thiếu Canxi có thể là: Trẻ bị còi xương, phát triển chậm, thóp lâu liền, chậm mọc răng,…
– Trẻ bị lao sơ nhiễm: Đối với bệnh này, các dấu hiệu âm thầm, không rõ rệt, có thể là: Đổ mồ hôi trộm, sốt nhẹ về chiều, lười ăn, ho nhiều,…
– Bị rối loạn thần kinh thực vật: Khi trẻ rơi vào trường hợp này, ngoài việc cơ thể bị đổ mồ hôi trộm thì còn một số dấu hiệu khác như: Chán ăn, hay nôn trớ, trẻ mệt mỏi, ngủ không ngon giấc,…

Do đó, dựa vào các thông tin, triệu chứng này, nếu các mẹ thấy bé yêu bị đổ mồ hôi trộm bất thường, hay cho bé đi khám ngay nhé.
Có thể các mẹ quan tâm:
- Những nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em
- Cách dạy trẻ nhanh biết nói hiệu quả
- Cách hạ sốt cho bé tại nhà
Với những thông tin trên đây, các mẹ đã biết được trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm cần phải làm gì để khắc phục chưa nào? Hãy chia sẻ bài viết hữu ích này tới mọi người xung quanh để cùng nhau có thêm kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm và bảo vệ sức khoẻ tốt nhất cho con yêu.
Bài viết liên quan
- Những dấu hiệu bệnh đau dạ dày chính xác nhất
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm gì?
- Trẻ bị sốt như nào thì cần đi khám bác sĩ?
- Mẹo chọn dưa bở thơm ngon, ngọt mát chuẩn nhất
- Những cách làm đẹp toàn diện với sữa chua cực hiệu quả
- Mẹo nhỏ giúp ngủ sâu giấc cho mọi người vào mùa hè
- Tác hại không tưởng của mì tôm mà bạn nên biết
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
- Mẹo chọn Dứa ngon chuẩn nhất không chua không hóa chất
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi