Lại thêm một vấn đề thường gặp nữa ở trẻ sơ sinh đó là tình trạng ngạt mũi. Việc này không những gây cảm giác khó chịu cho bé, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, khiến bé khó thở, ngủ không ngon giấc. Vậy trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm gì? Bài viết này, mình sẽ mách bạn cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nhé.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm gì?
Cách xử lý khi trẻ bị ngạt mũi
Để có thể khắc phục vấn đề ngẹt mũi cho trẻ khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện đúng theo 2 bước sau:
B1: Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ
– Nước muối sinh lý không chỉ có tác động kháng khuẩn, kháng viêm, mà nó còn giúp làm mềm các vảy mũi, làm lỏng dịch mũi,… Điều này giúp bạn dễ dàng lấy đi các chất nhầy trong mũi của trẻ.
– Chính vì thế, việc đầu tiên bạn cần làm đó là ra hiệu thuốc mua lọ nước muối sinh lý 0,9% cho trẻ nhỏ. Sau đó nhỏ trực tiếp vào cả 2 bên mũi của bé, rồi dùng tay day day nhẹ sống mũi để tránh nước muối bị rơi xuống cổ họng bé, gây cảm giác khó chịu. Bạn nhỏ mỗi bên mũi cho trẻ khoảng 2-3 giọt nhé.

B2: Hút mũi
– Đây là công đoạn quan trọng để giúp bé yêu được thông mũi. Khi dịch mũi được làm lỏng, bạn dùng ống hút mũi chuyên dụng (Mua ngoài hiệu thuốc) để tiến hành hút mũi cho bé yêu nhé.
– Trong quá trình hút mũi, bạn nên lấy hơi và hút nhẹ nhàng vừa phải, không cần hút quá mạnh. Bởi lực hút có thể gây ảnh hưởng tới các niêm mạc mũi và gây ra đau rát, khó chịu. Nếu bạn biết cách hút mũi cho con đúng cách thì dịch mũi sẽ được lấy ra dễ dàng. Bạn hút khoảng 2-3 lần cho mũi hết dịch thì thôi nhé.

Lưu ý khi hút mũi cho trẻ sơ sinh
- Khi hút mũi nên dùng dụng cụ chuyên dụng. Không nên hút trực tiếp bằng miệng, dễ truyền vi khuẩn sang cho bé.
- Sử dụng hút mũi xong, cần vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm để lần sau còn sử dụng.
- Mỗi ngày chỉ nên hút mũi cho con tối đa 3-4 lần/ngày. Không nên hút nhiều hơn, dễ gây kích ứng niêm mạc mũi, gây tổn thương cho mũi.
- Không nên sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ 4 ngày liên tiếp, bởi nước muối có thể gây khô mũi.
Các bài viết liên quan tới chủ đề trẻ nhỏ:
- Kinh nghiệm chăm con khi lần đầu làm mẹ
- Cách dạy trẻ nhanh biết nói
- Các nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ nhỏ
Vậy là chủ đề trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm gì đã có câu trả lời rồi nhé. Mong rằng những lời tư vấn, giải đáp này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích, để giúp bạn có thể chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn
Bài viết liên quan
- Những dấu hiệu bệnh đau dạ dày chính xác nhất
- Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm đầu và lưng cần làm gì?
- Trẻ bị sốt như nào thì cần đi khám bác sĩ?
- Mẹo chọn dưa bở thơm ngon, ngọt mát chuẩn nhất
- Những cách làm đẹp toàn diện với sữa chua cực hiệu quả
- Mẹo nhỏ giúp ngủ sâu giấc cho mọi người vào mùa hè
- Tác hại không tưởng của mì tôm mà bạn nên biết
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
- Mẹo chọn Dứa ngon chuẩn nhất không chua không hóa chất
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi