Thời tiết giao mùa dễ khiến cơ thể bị cảm cúm, thậm chí trẻ nhỏ có thể bị sốt. Tuy nhiên các bạn không nên quá lạm dụng thuốc đối với trẻ nhỏ. Dưới đây là những thông tin về những sai lầm và mẹo giúp bé hạ sốt mà không cần dùng thuốc tại nhà.
Mẹo hạ sốt cho trẻ không dùng thuốc
Những sai lầm bố mẹ thường mắc phải khi trẻ bị sốt
– Nước lạnh: Do cơ thể khi sốt rất nóng, nên nhiều người thường sử dụng nước lạnh lau cơ thể bé để làm mát và hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên việc bạn sử dụng nước lạnh để giúp trẻ hạ sốt lại là một trong những mẹo hạ sốt cho trẻ không cần dùng thuốc sai lầm nhất. Bởi nó chỉ giảm nhiệt bên ngoài chứ không trị triệt để nhiệt bên trong. Thậm chí còn có thể khiến trẻ bị sốt nặng hơn.
– Ủ ấm: Có nhiều các bậc cha mẹ nghĩ rằng, khi trẻ sốt chúng ta nên mặc thật nhiều quần áo cho trẻ, đắp kín chăn…để trẻ toát mồ hôi và hạ nhiệt. Mẹo hạ sốt cho trẻ không dùng thuốc này hoàn toàn không đúng. Vì trẻ khi sốt cơ thể trẻ có nhiệt độ cao, việc bạn ủ ấm trẻ chỉ làm thân nhiệt trẻ tăng cao.
– Nặn chanh vào miệng: Thực tế đã chứng minh, việc bạn nặn chanh vào miệng trẻ có thể khiến trẻ bị rộp miệng, phỏng lưỡi, hoặc nghẹt thở. Chính vì thế, khi trẻ đang sốt thì đây là mẹo giúp trẻ hạ sốt cần tránh.
– Giật tóc, vỗ vào người trẻ: Với nhiều cặp vợ chồng trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi con nhỏ, khi gặp trường hợp trẻ bị co giật thì họ rất lúng túng và thường vỗ vào người trẻ hay giật tóc để chúng giảm co giật. Tuy nhiên, đây là mẹo giúp trẻ hạ sốt sai hoàn toàn bởi khi trẻ đang co giật, việc bạn giật tóc, vỗ vào người trẻ sẽ khiến trẻ càng bị kích thích, co giật nhiều hơn.
Mẹo hạ sốt cho bé
– Khăn ướt: Đây là cách hạ sốt cho trẻ truyền thống đã quá quen thuộc đối với người Việt. Bạn chỉ cần sử dụng chiêc khăn mặt, vò ướt chúng, sau đó đắp lên trán của trẻ. Sau một thời gian khăn nóng lên, bạn lại vò lại chiếc khăn với nước và đắp lên trán trẻ.
– Không ủ ấm: Khi sốt, nhiệt độ cơ thể bé sẽ tăng cao, việc bạn ủ ấm trẻ bằng cách khoác quá nhiều lớp áo hoặc đắp quá nhiều chăn sẽ khiến trẻ bị mất nước qua quá trình thoát mồ hôi. Chính vì thế, việc bạn cần làm là nên để trẻ chỉ mặc một lớp áo, nếu bé lạnh có thể đắp cho trẻ một chiếc chăn chăn mỏng.
– Tắm nước ấm: Bạn tuyệt đối không được cho trẻ tắm nước lạnh khi đang sốt vì sẽ làm thân nhiệt bé tăng cao. Bạn chỉ nên cho bé tắm nước ấm vì hơi nước bốc hơi khỏi bề mặt da nên sẽ khiến bé mát và hạ được nhiệt độ.
– Sử dụng quạt: Quạt giúp thân nhiệt bé mát hơn. Tuy nhiên, bạn không nên để quạt quay thẳng vào người bé hay bật quạt số to khi trẻ đang sốt. Bạn chỉ nên bật quạt ở số nhỏ và quay chúng và góc tường hay để chế độ quay để không làm bé bị lạnh.
– Ăn và uống đồ mát: Thân nhiệt bé tăng cao khi sốt. Bạn nên cho trẻ ăn đồ ăn và nước uống mát, giàu dinh dưỡng để cơ thể bé không bị mất nước và thân nhiệt được ổn định.
Lưu ý khi bé bị sốt
Tuy nhiên đối với một số trường hợp như bé sốt cao hoặc bé dưới 3 tháng bị sốt thì các bậc cha mẹ cũng nên đưa bé đi khám gấp. Ngoài ra, nếu bé bị nổi nốt trên da kèm sốt hay khó thở thì bạn không được tự ý điều trị tại nhà mà phải đưa bé đi khám bác sỹ.
Tham khảo thêm:
Trên đây là những thông tin về những sai lầm và mẹo giúp bé hạ sốt mà không cần dùng thuốc tại nhà. Bố mẹ có thể áp dụng khi bé nhà mình bị sốt, nhưng đặc biệt lưu ý l;à khi bé sốt cao và bị co giật, khó thở, mặt tím ngắt thì bạn cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bài viết liên quan
- Những dấu hiệu bệnh đau dạ dày chính xác nhất
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm gì?
- Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm đầu và lưng cần làm gì?
- Trẻ bị sốt như nào thì cần đi khám bác sĩ?
- Mẹo chọn dưa bở thơm ngon, ngọt mát chuẩn nhất
- Những cách làm đẹp toàn diện với sữa chua cực hiệu quả
- Mẹo nhỏ giúp ngủ sâu giấc cho mọi người vào mùa hè
- Tác hại không tưởng của mì tôm mà bạn nên biết
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi